Dấu hiệu cho thấy bạn cần vệ sinh kim phun, họng hút, bướm ga cho ô tô định kỳ
1. Động cơ hoạt động không ổn định
- Kim phun: Khi bộ phận này quá bẩn hoặc bị kẹt thì nhiên liệu không được phun đều vào buồng đốt, dẫn đến tình trạng động cơ chạy không đều, rung lắc hoặc "nhảy số". Nếu bạn cảm thấy xe của mình thường xuyên có hiện tượng này, đó là dấu hiệu cho thấy kim phun cần được vệ sinh.
- Bướm ga: Do bộ phận này tác động trực tiếp đến công suất của xe nên khi động cơ phản ứng chậm với thao tác đạp ga khiến xe không tăng tốc mượt mà hoặc không giữ được tốc độ ổn định thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên mang xe đi kiểm tra.
2. Mức tiêu thụ nguyên liệu tăng đột ngột
Kim phụ và họng hút đóng vai trò quản lý nguyên liệu và không khí vào động cơ nên khi hai bộ phận này bị tắc nghẽn thì động cơ sẽ phải làm việc nhiều. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ nhiên liệu cao hơn bình thường.
3. Khó khởi động xe
Tình trạng này thường xảy ra khi động cơ không nhận được đủ nguyên liệu hoặc không khí để đánh lửa. Nếu bạn gặp khó khăn khi khởi động xe, hoặc động cơ không nổ được ngay lập tức, có thể do kim phun bị tắc nghẽn.

Lợi ích của khi vệ sinh kim phun, họng hút, bướm ga cho ô tô định kỳ
1. Cải thiện hiệu suất của động cơ
- Kim phun: Khi kim phun được vệ sinh, quá trình phun nhiên liệu vào buồng đốt sẽ trở nên chính xác và đồng đều hơn. Điều này giúp động cơ hoạt động hiệu quả, tăng cường công suất và tránh tình trạng động cơ "ì ạch".
- Họng hút: Vệ sinh họng hút giúp loại bỏ cặn và dầu thải trong ống nhằm giúp không khí vào động cơ sạch hơn, từ đó tối ưu hóa quá trình đốt cháy, tăng hiệu suất hoạt động của động cơ.
- Bướm ga: Sau khi được làm sạch, bộ phận này sẽ giúp đảm bảo việc điều khiển luồng không khí vào động cơ, duy trì khả năng tăng tốc liên tục của xe.
2. Tiết kiệm nguyên liệu
Bằng cách cải thiện hiệu suất của động cơ giúp việc sử dụng nguyên liệu một cách hiệu quả, trơn tru hơn và không bị tắc nghẽn khi tối ưu hóa tỷ lệ hòa trộn giữa nhiên liệu và không khí.
3. Giảm khí thải ra ngoài môi trường
Khi các bộ phận kim phun, họng hút và bướm ga không được vệ sinh định kỳ sẽ thường xuyên bị tắc nghẽn hoặc bị bẩn dẫn đến việc đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn, tạo ra khí thải độc hại ra ngoài môi trường. Do đó, việc kiểm tra và vệ sinh thường xuyên giúp cho động cơ hoạt động trơn tru hơn và giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.
4. Kéo dài tuổi thọ của động cơ
Cặn nguyên liệu hoặc bụi bẩn trong kim phun, họng hút và bướm ga có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho động cơ xe như không nổ, khó khởi động, tăng tốc không mượt mà hoặc rung lắc khi chạy. Điều này khiến chủ xe phải tốn nhiều chi phí sửa chữa cũng như giảm độ bền của động cơ.
Quy trình vệ sinh kim phun, họng hút, bướm ga cho ô tô định kỳ
1. Vệ sinh kim phun
Thông thường bạn nên vệ sinh kim phụ sau khi xe đi được 20.000 - 30.000 km tùy theo điều kiện sử dụng và loại xe. Hiện nay, chủ yếu có hai phương pháp chính để vệ sinh kim phun bao gồm:
- Sử dụng dung dịch vệ sinh
Bước 1: Tắt động cơ và để nguội hoàn toàn.
Bước 2: Tách kim phun khỏi bộ lọc nhiên liệu và hệ thống dẫn nhiên liệu.
Bước 3: Kết nối kim phun với bộ dụng cụ vệ sinh chuyên dụng hoặc dùng dung dịch vệ sinh.
Bước 4: Sau khi cho dung dịch vệ sinh vào kim phun rồi vận hành động cơ ở tốc độ thấp trong khoảng thời gian nhất định để dung dịch có thể làm sạch cặn bẩn.
Bước 5: Sau khi hoàn thành, lắp lại các bộ phận và kiểm tra động cơ để đảm bảo kim phun hoạt động ổn định.
- Vệ sinh thủ công
Bước 1: Tháo kim phun khỏi động cơ, vệ sinh cẩn thận bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
Bước 2: Kiểm tra kim phun xem có vết nứt hay hư hỏng không.
Bước 3: Xả sạch kim phun bằng dung dịch vệ sinh và kiểm tra lại bằng cách phun thử để đảm bảo bộ phận hoạt động.
2. Vệ sinh họng hút
Tương tự như kim phun, chủ xe nên tiến hành vệ sinh định kỳ họng hút sau khi xe đi được quãng đường từ 20.000 - 30.000 km.
- Bước 1: Tắt máy và ngắt kết nối ắc quy với động cơ xe.
- Bước 2: Tháo các bộ phận lọc gió và các ống dẫn khí nối với họng hút.
- Bước 3: Dùng bàn chải mềm để vệ sinh bên ngoài và các khu vực có thể nhìn thấy cặn bẩn của họng hút.
- Bước 4: Nhân viên sẽ dùng dung dịch vệ sinh vào bên trong họng hút để loại bỏ bụi bẩn và dầu thải bám vào thành ống.
- Bước 5: Khởi động động cơ nhằm để dung dịch vệ sinh hoạt động một cách hiệu quả.
- Bước 6: Sau khi vệ sinh xong thì nhân viên sẽ tiến hành lắp lại các bộ phận vào đúng vị trí như ban đầu.

3. Vệ sinh bướm ga
Bên cạnh việc tiến hành vệ sinh sau một khoảng thời gian hoặc quãng đường đi của phương tiện, bạn cũng có thể vệ sinh khi xe không tăng tốc một cách mượt mà.
- Bước 1: Tắt động cơ và ngắt kết nối ắc quy
- Bước 2: Tháo bộ lọc khí để tiếp cận bướm ga.
- Bước 3: Dùng dung dịch vệ sinh xịt lên bề mặt và quanh các khe hở của van bướm ga. Nhân viên sẽ dùng bàn chải mềm hoặc khăn sạch lau nhẹ nhàng nhằm loại bỏ bụi bẩn hoặc dầu thừa còn lại.
- Bước 4: Sau khi vệ sinh, nhân viên sẽ kiểm tra độ mở của van nhằm đảm bảo không bị kẹt hay đóng không hoàn toàn.
- Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào đúng vị trí và nghiệm thu một lần nữa.
Việc vệ sinh kim phun, họng hút và bướm ga cho ô tô định kỳ là một phần không thể thiếu mỗi khi tiến hành bảo dưỡng phương tiện. Những bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất động cơ cũng như mang lại nhiều lợi ích khác. Khi một trong những bộ phận này gặp sự cố thì xe có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới trải nghiệm của người lái. Do đó, việc bảo dưỡng và vệ sinh xe thường xuyên là vô cùng quan trọng để đảm bảo phương tiện luôn hoạt động tốt.
Hàng chính hãng
Cam kết chính hãng và rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cạnh tranh về giá
Lợi thế cạnh tranh chiến lược của chúng tôi.
Bảo hành kép
Bảo hành thiết bị chính hãng và bảo hành dịch vụ của Kingcar.