Tìm hiểu về dịch vụ dọn nội thất chi tiết
Đây là quá trình làm sạch và bảo dưỡng tất cả các chi tiết nội thất trong xe ô tô, từ các bề mặt, khe hở, và các bộ phận nhỏ bên trong cabin nhằm khôi phục về tình trạng ban đầu hoặc như ban đầu. Dọn nội thất chi tiết bao gồm vệ sinh, khử trùng và bảo dưỡng
- Hút bụi: Nhân viên vệ sinh sẽ hút bụi toàn bộ nội thất xe, bao gồm ghế, thảm và những khu vực khó tiếp cận để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn.
- Vệ sinh thảm và sàn xe: Ở bước này, thảm và sàn xe sẽ được làm sạch bằng xà phòng chuyên dụng và nước để loại bỏ hết vết bẩn và mùi hôi.
- Làm sạch và bảo dưỡng da: Đối với xe có nội thất được làm bằng da thì sẽ được vệ sinh bằng chất tẩy chuyên dụng nhằm đảm bảo tình trạng tốt nhất và tránh nứt hoặc phai màu.
- Vệ sinh và đánh bóng bề mặt cứng: Các bộ phận như bảng điều khiển, vô-lăng và các nút điều khiển một cách kỹ lưỡng để tránh tích tụ bụi và dầu.
- Vệ sinh cửa sổ: Lau sạch các cửa kính và gương để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng và an toàn khi lái xe.
- Khử mùi: Xe sẽ được sử dụng máy khử mùi chuyên dụng để loại bỏ tất cả mùi khó chịu và để lại cho xe một mùi hương thoải mái.
Sự khác biệt giữa dọn nội thất chi tiết và chuyên sâu
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa vệ sinh chi tiết và dọn nội thất chuyên sâu. Mỗi quá trình làm sạch có những đặc điểm riêng, từ mức độ làm sạch đến thời gian và quy trình thực hiện. Sự khác biệt chính giữa hai dọn nội thất cơ bản và chi tiết nằm ở mức độ chuyên sâu và tỉ mỉ của từng bước.
- Vệ sinh nội thất cơ bản: Thông thường, dịch vụ này chỉ bao gồm hút bụi nhanh sàn và ghế, lau sạch các bề mặt chính và dọn dẹp chung. Quy trình này thường chỉ tập trung vào làm sạch bề mặt để duy trì vẻ ngoài gọn gàng và sạch sẽ và dành cho những người cần làm sạch cơ bản, bảo trì định kỳ.
- Dọn nội thất chuyên sâu: Bên cạnh mục tiêu là làm sạch bụi bẩn thì quy trình này còn muốn bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ các bộ phận trong xe nhờ vào các công cụ chuyên dụng. Đặc biệt, nhân viên vệ sinh sẽ có trình độ chuyên môn cao nhằm giúp để ý đến mọi chi tiết nhỏ, bao gồm cả những khu vực thường không được xử lý trong quá trình vệ sinh cơ bản, như lỗ thông hơi, gầm ghế và các khe hở trên vải bọc.
Quá trình dọn nội thất chi tiết
Tùy từng nơi mà quy trình vệ sinh có thể thay đổi nhưng cần phải tuân theo một số bước quan trọng nhằm đảm bảo nội thất xe không chỉ sạch sẽ mà còn được bảo dưỡng một cách cẩn thận và tỉ mỉ.
1. Hút bụi toàn bộ nội thất xe
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong cả quá trình làm sạch khi giúp loại bỏ bụi bẩn, rác nhỏ, và các mảnh vụn từ sàn, ghế và các khe hở khó tiếp cận. Thông thường, nhân viên sẽ loại bỏ đồ vật ra khỏi xe và tháo thảm lót để hút bụi riêng từng phần nhằm cho phép hút bụi sạch hơn trên bề mặt sàn xe và dưới thảm. Để có thể hút bụi từng bề mặt một cách kỹ lưỡng, nhân viên vệ sinh sẽ dùng máy hút bụi thông thường, máy làm sạch bằng hơi nước và chổi chuyên dụng để vệ sinh sâu hơn. Đối với những vết bẩn cứng đầu thì nhân viên sẽ sử dụng xà phòng kết hợp giữa giặt tay và giặt máy để làm sạch. Nhân viên thường sẽ bắt đầu hút bụi từ các bề mặt dễ tiếp cận như ghế ngồi sau đó làm sạch các khe hở giữa ghế và tựa lưng để loại bỏ các vụn thức ăn… Tiếp đến sử dụng máy hút bụi công suất lớn hoặc các đầu hút chuyên biệt ở khu vực thảm lót sàn, khu vực sàn xe, bao gồm cả khu vực gầm ghế và các khe nhỏ như các rãnh trên cửa và bảng điều khiển. Kết thúc quá trình này là nhân viên sẽ lau sạch và kiểm tra một lần nữa để đảm bảo không có khu vực nào còn sót bụi.
2. Loại bỏ vết bẩn
Quá trình loại bỏ vết bẩn nội thất xe cần được thực hiện cẩn thận, vì mỗi loại vết bẩn đòi hỏi phương pháp xử lý riêng nhằm đạt hiệu quả tối ưu mà không làm hỏng chất liệu bề mặt.
- Vết bẩn gốc protein: Những vết bẩn có nguồn gốc từ thức ăn, sữa… nên sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ, không chứa enzyme mạnh để tránh làm tổn hại bề mặt da hoặc nỉ.
- Vết bẩn gốc tannin: Những vết bẩn từ cà phê, trà, rượu vang…nên sử dụng các chất tẩy nhẹ như giấm loãng để làm sạch mà không gây ảnh hưởng đến bề mặt.
Quy trình làm sạch vết bẩn cần được thực hiện nhanh chóng để tránh cho vết bẩn thấm sâu và trở nên khó loại bỏ.
3. Vệ sinh da
Những nội thất bằng da cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận để tránh các vấn đề như nứt, khô, và phai màu làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Da bị nứt và khô: Khi nội thất da thiếu độ ẩm, kết cấu của nó trở nên cứng và thiếu linh hoạt, làm giảm độ bền.
- Phai màu: Đây là tác động của việc nội thất tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao, hoặc do chất bẩn bám vào bề mặt da không được làm sạch và bảo vệ đúng cách.
Để có thể vệ sinh và bảo dưỡng nội thất da đúng cách, nhân viên sẽ dùng chất tẩy rửa da có độ pH trung tính giúp loại bỏ bụi bẩn bám vào bề mặt da và giữ độ ẩm tự nhiên cho da. Ngoài ra, các chi tiết được làm bằng da sẽ sử dụng kem dưỡng nhằm giúp da giữ được độ mềm mại, dẻo dai và bền lâu, không bị khô cứng hay nứt nẻ và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất gây hại khác.
4. Vệ sinh bảng điều khiển
Bảng điều khiển trung tâm là bộ phần được sử dụng nhiều nhất trong xe nên tích lũy rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Vì có lớp kính bao phủ nên nhân viên phải dùng khăn lau làm bằng microfiber để tránh làm trầy xước bề mặt của bảng điều khiển hoặc các khu vực xung quanh. Đồng thời sợi vải microfiber có khả năng làm sạch bụi và các chất bẩn mà không để lại xơ vải, giúp bảo vệ bề mặt một cách hiệu quả. Nhân viên vệ sinh sẽ sử dụng các chổi nhỏ để làm sạch các khu vực khó tiếp cận như các khe hở nhỏ, lỗ thông gió… nhằm bảo vệ và tránh làm hư hỏng nội thất xe. Sau khi làm sạch, bảng điều khiển sẽ được đánh bóng hoặc phủ một lớp bảo vệ để ngăn ngừa tác động của tia UV đến chất liệu nhựa, da hoặc các bề mặt khác theo thời gian.