
Những yếu tố từ môi trường không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể làm hỏng các bộ phận quan trọng dưới gầm, gây ra hiện tượng gỉ sét ở gầm xe ô tô. Để có thể bảo vệ phương tiện tốt hơn, chủ xe nên cân nhắc đến sơn phủ gầm xe chống rỉ sét.
Tại sao chủ xe nên phủ gầm chống gỉ sét?
Rỉ sét là một quá trình hóa học xảy ra khi kim loại tiếp xúc với nước và không khí trong một thời gian dài sẽ hình thành nên những mảnh màu nâu hoặc ố vàng. Quá trình này khiến có thể diễn ra nhanh chóng với các bộ phận tiếp xúc với môi trường nhiều.

1. Ảnh hưởng đến cấu trúc của xe
Gầm xe là phần dưới của chiếc ô tô tiếp có trách nhiệm bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi tác động của môi trường. Khi bộ phận này bị rỉ sét, các lớp kim loại sẽ bị ăn mòn và giảm khả năng chịu lực. Điều này vô cùng nguy hiểm khi các bộ phận quan trọng của xe như khung gầm, hệ thống treo, ống xả… có thể bị ảnh hưởng.
2. Tăng chi phí bảo dưỡng
Nếu bạn để tình trạng gầm xe bị rỉ sét càng lâu thì nó càng có nguy cơ lan ra các bộ phận khác và làm tăng chi phí sửa chữa. Để có loại bỏ rỉ sét hoàn toàn, chủ xe có thể phải thực hiện nhiều biện pháp như thay thế các linh kiện bị ảnh hưởng.
3. Giảm giá trị của xe
Khi gầm xe bị gỉ sét, giá trị của chiếc xe sẽ bị giảm đáng kể khi người dùng muốn bán lại hoặc trao đổi. Người mua tiềm năng thường không muốn mua một chiếc xe có tình trạng gầm bị ăn mòn vì họ lo ngại về độ bền và chi phí sửa chữa. Vì vậy, xe bị gỉ sét có thể mất giá trị bán lại đáng kể khiến bạn khó bán được xe với giá tốt.
4. Mất tính thẩm mỹ
Gầm xe là bộ phận bên dưới xe nhưng khi rỉ sét lan rộng sẽ giảm tính thẩm mỹ của xe. Những vết gỉ, ố vàng hoặc bề mặt bị bong tróc sẽ làm xấu đi toàn bộ diện mạo của chiếc xe.
Các phương pháp phủ gầm chống rỉ sét
1. Phương pháp phủ gầm chống rỉ sét bằng cao su
Đây là lựa chọn phổ biến nhất của nhiều người khi sử dụng một lớp cao su đặc biệt có khả năng tạo thành một lớp bảo vệ dẻo, bền bỉ, giúp chống lại sự ăn mòn và va đập mạnh từ môi trường bên ngoài.
- Ưu điểm: Lớp phủ này có độ bền lâu dài, khả năng cách âm tốt và bảo vệ gầm xe khỏi các tác động mạnh từ mặt đường. Nhờ tính đàn hồi của cao su cho phép các mảnh vỡ nảy ra mà không gây hư hại, dễ dàng tháo rời và có thể sơn lại để duy trì thẩm mỹ.
- Nhược điểm: Để có thể phủ gầm bằng cao su, bạn cần đến các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, phương pháp này đạt hiệu quả nhất khi áp dụng cho bề mặt xe mới và không bị gỉ.
2. Phương pháp phủ gầm chống rỉ sét bằng Polyurethane
Polyurethane là một hợp chất nhựa được sử dụng ở dạng xịt giúp ngăn ngừa sự ăn mòn và rỉ sét do tác động của môi trường
- Ưu điểm: Nhờ vào khả năng thẩm thấu nhanh chóng, Polyurethane giúp đẩy hơi ẩm và mảnh vụn ra ngoài, ngăn ngừa sự tích tụ nước và các yếu tố gây hại dưới gầm xe. Bên cạnh đó, lớp phủ này còn có độ bền cao, khả năng chống thấm và chống ăn mòn tuyệt vời.
- Nhược điểm: Chi phí để phủ toàn bộ gầm xe bằng Polyurethane tương đối cao so với mặt bằng chung. Đồng thời quy trình chuẩn bị cũng mất nhiều thời gian khi gầm xe phải được chà nhám và sơn lót rồi mới phủ Polyurethane.
3. Phương pháp phủ gầm chống rỉ sét bằng sơn gốc sáp hoặc parafin
Sơn gốc sáp hoặc parafin là một loại sơn đặc biệt được sử dụng để bảo vệ các bề mặt kim loại trong ngành công nghiệp ô tô
- Ưu điểm: Chi phí để phủ sơn gầm tương đối thấp do đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất và quy trình thực hiện đơn giản nên có thể thực hiện mà không cần phải nhờ đến chuyên gia. Ngoài ra, lớp sơn này còn có khả năng thấm vào các vết nứt nhỏ trên bề mặt kim loại, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và chống rỉ sét.
- Nhược điểm: Hạn chế lớn nhất của phương pháp này là gầm xe cần được phủ lại một lớp sơn mới hàng năm. Đồng thời, do có gốc sáp hoặc parafin nên lớp sơn không bao giờ có thể khô hoàn toàn mà có thể nhỏ giọt khi ở nhiệt độ cao.

4. Phương pháp phủ gầm chống rỉ sét bằng sơn gốc dầu
Sơn gốc dầu phủ gầm là một loại sơn đặc biệt được thiết kế để bảo vệ gầm xe khỏi sự ăn mòn, rỉ sét và các yếu tố môi trường tác động. Loại sơn này chủ yếu được sản xuất từ dầu và các chất phụ gia nên có khả năng tạo ra lớp phủ bảo vệ bền vững và linh hoạt dưới gầm xe.
- Ưu điểm: Lớp sơn này có thể sử dụng trên các bề mặt đã bị rỉ sét giúp bảo vệ kim loại khỏe mạnh bên dưới khỏi sự ăn mòn tiếp theo. Sơn gốc dầu còn có khả năng tiếp cận và bảo vệ các khoang bên trong của gầm xe, tạo một lớp bảo vệ toàn diện cho các bộ phận quan trọng.
- Nhược điểm: Mặc dù hiệu quả bảo vệ cao nhưng sơn gốc dầu cần được sơn lại mỗi năm để có ngăn ngừa sự mài mòn. Ngoài ra, lớp sơn này có mùi mạnh và mất nhiều thời gian để khô hoàn toàn.
5. Phương pháp phủ gầm chống rỉ sét bằng sơn nhựa đường
Loại sơn này có thành phần chính là nhựa đường, giúp tạo ra một lớp bảo vệ chắc chắn cho gầm xe khi chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sơn nhựa đường phù hợp dành với các dòng xe hạng nặng như xe tải, xe buýt… do có khả năng chịu tải cao.
- Ưu điểm: Nhựa đường tạo lớp bảo vệ dày giúp giảm tiếng ồn từ mặt đường và các tác động bên ngoài, mang lại trải nghiệm lái xe thoải mái hơn. Đồng thời loại sơn này có khả năng chống lại sự thay đổi nhiệt độ.
- Nhược điểm: Sau một thời gian, lớp nhựa đường có thể trở nên bẩn và khó vệ sinh do dễ bị bám bẩn, bụi đất hoặc các tạp chất khác từ môi trường xung quanh.