Skip to content

Lịch bảo dưỡng ô tô định kỳ mà bạn nên biết?

10/03/2025

Nhiều chủ xe đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo dưỡng định kỳ khi giúp xe hoạt động trơn tru và kéo dài thời gian sử dụng. Mỗi chiếc xe đều có một lịch trình bảo dưỡng riêng phụ thuộc vào điều kiện lái và môi trường.

Tuân thủ đúng lịch bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ giúp phương tiện tránh được các sự cố ngoài ý muốn và tiết kiệm chi phí sửa chữa. 

Quy luật 30 - 60 - 90 khi bảo dưỡng định kỳ

Đây là một hệ thống phân chia các khoảng thời gian bảo dưỡng theo từng mốc thời gian cụ thể của từng phương tiện xe.

  • Khi xe đi được 30.000 dặm (50.000 km): Đây là mốc đầu tiên của lịch bảo dưỡng khi tập trung kiểm tra các bộ phận quan trọng như động cơ, hộp số, và hệ thống truyền động cũng như thay thế các bộ phận bị hao mòn.
  • Khi xe đi được 60.000 dặm (100.000 km): Ở mốc thời gian thứ hai này, phương tiện tập trung vào bảo dưỡng và kiểm tra các bộ phận phanh, ắc quy và lọc gió.
  • Khi xe đi được 90.000 dặm (150.000 km): Ngoài các công việc kiểm tra và thay thế thông thường, xe cũng cần kiểm tra lại động cơ, hệ thống làm mát, và các chi tiết quan trọng khác để đảm bảo xe vẫn vận hành hiệu quả.

Lịch bảo dưỡng định kỳ dành cho các phụ tùng ô tô

Mỗi bộ phận của phương tiện sẽ có tốc độ mài mòn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện bảo dưỡng và môi trường nên chủ xe cần phải thường xuyên theo dõi nhằm đảm bảo hiệu suất của xe.

Lịch bảo dưỡng của phụ tùng ô tô
Lịch bảo dưỡng của phụ tùng ô tô

Má phanh: Bộ phận này thường xuyên bị mài mòn do phải tạo ra lực ma sát nhằm giảm tốc độ hoặc dừng xe. Thông thường má phanh sẽ được thay thế sau khoảng 48.000 - 112.000 km nhưng có thể được thay thế sớm hơn nếu sử dụng xe trong điều kiện giao thông tắc nghẽn hoặc lái xe thường xuyên xuống dốc.

Cần gạt nước: Mục đích của bộ phận này là giúp làm sạch kính chắn gió của xe để người lái có thể nhìn rõ trong điều kiện thời tiết xấu. Sau một thời gian sử dụng, lớp cao su của cần gạt nước sẽ bị phân hủy nên xe cần phải thay mới sau khoảng từ 6 - 12 tháng.

Ắc quy: Tuổi thọ của ắc quy thường kéo dài từ 3 - 5 năm. Nếu phương tiện được sử dụng trong điều kiện xấu thì thời gian thay có thể sớm hơn.

Lốp xe: Các nhà sản xuất thường khuyến nghị nên thay lốp xe sau khoảng từ 3 - 5 năm hoặc xe đã đi từ 80.000-100.000 km. Tuy nhiên, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của lốp xe bằng cách xoay lốp xe để đảm bảo lốp xe mòn đều từ trước ra sau và từ bên này sang bên kia.

Lịch bảo dưỡng định kỳ dành cho các chất lỏng trên ô tô

Bên cạnh các bộ phận cần được kiểm tra và bảo dưỡng thì trên xe cũng cần phải được thường xuyên thay mới các chất lỏng như dầu, nước… nhằm giúp làm mát động cơ, bôi trơn các bộ phận chuyển động và duy trì các chức năng trong xe.

Lịch bảo dưỡng cho các chất lỏng trên ô tô
Lịch bảo dưỡng cho các chất lỏng trên ô tô

Dầu động cơ: Với chức năng chính là bôi trơn các bộ phận chuyển động trong động cơ để giảm ma sát, loại bỏ các cặn bẩn và ngăn ngừa mài mòn. Nhiều chủ xe thường xuyên phải sử dụng các dịch vụ thay dầu định kỳ nhằm kiểm tra mức dầu thường xuyên và thay dầu khi dầu bị nhiễm bẩn hoặc khi đến hạn thay. Tùy thuộc vào loại dầu sử dụng mà bạn nên kiểm tra sau khi xe đi từ 5.000 trở lên.

Chất làm mát: Chất lỏng này giúp duy trì nhiệt độ của động cơ trong phạm vi an toàn, ngăn ngừa động cơ quá nóng hoặc đóng băng trong điều kiện lạnh. Thông thường, chất làm mát sẽ được thay mỗi 2 năm hoặc sau khoảng 48.000 - 80.000 km tùy theo loại nước sử dụng.

Nước rửa kính chắn gió: Giống như tên gọi, nước rửa kính chắn gió giúp làm sạch kính để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng khi lái xe. Loại chất lỏng này không có lịch cố định mà khi nào hết thì chủ xe phải tự động bổ sung.

Dầu phanh:  Nó giúp truyền tải lực từ bàn đạp phanh đến các má phanh để giảm tốc độ xe và ngăn ngừa sự ăn mòn trong hệ thống phanh. Bạn nên kiểm tra dầu mỗi 2 năm hoặc sau khi xe đi được 40.000 - 58.000 km.

Dầu hộp số: Tương tự như dầu động cơ, loại dầu này giúp bôi trơn và làm mát các bộ phận trong hộp số. Đối với xe số sàn thì bạn nên thay khi phương tiện đi được 50.000-100.000 km. Còn với xe tự động thì là trên 100.000 km.

Dầu trợ lực lái: Để giúp người lái luôn cảm thấy việc điều khiển xe trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn thì loại dầu này vô cùng cần thiết khi giúp bôi trơn và giảm ma sát trong hệ thống lái. Dầu trợ lực lái nên được thay mới khi xe đi được 80.000-110.000 km

Dầu hộp vi sai: Đây là bộ phận đảm nhận chức năng phân phối mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh xe. Dầu vi sai nên được thay mới sau khi xe đi được quãng đường trên 100.000 km.

Dầu ly hợp thủy lực: Loại dầu này được dùng trong hệ thống thủy lực của xe nhằm giúp hoạt động trơn tru và hiệu quả. Cứ 2 năm một lần là bạn nên thay mới dầu ly hợp thủy lực nhằm tránh sai sót hoặc xảy ra các vấn đề trong tương lai.

Yếu tố khiến lịch bảo dưỡng định kỳ bị đẩy lên sớm 

Nếu bạn lái xe trong điều kiện bình thường chủ yếu di chuyển trên đường cao tốc hoặc địa phương, không thường xuyên leo dốc hoặc dừng đột ngột thì lịch bảo dưỡng vẫn tiến hành bình thường. Còn đối với một số điều kiện khiến cho phương tiện có thể hoạt động quá sức hoặc gây hại cho hệ thống khiến xe phải bảo dưỡng thường xuyên.

  • Lái xe trên đường gồ ghề, bụi bặm, không trải nhựa
  • Thường xuyên lái xe ở tốc độ cao
  • Đi vào khu vực có mật độ giao thông lớn
  • Lái xe lên dốc và xuống dốc nhiều
  • Thường xuyên lái xe quãng đường ngắn
  • Tần suất sử dụng xe cao

Tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ của phương tiện có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì hiệu suất của xe cũng như bảo vệ hành khách và người lái. Quy trình bảo dưỡng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn và kịp thời thay thế những bộ phận bị hỏng nhằm giảm thiểu chi phí sửa chữa phát sinh trong tương lai và mang lại nhiều lợi ích như: kéo dài tuổi thọ, giữ xe luôn mới…

5/5 (1 bầu chọn)  
© 2025, Kingcar Store. Bảo lưu mọi quyền. Vận hành bởi MK Mate