Sơn xe thường xuyên phải tiếp xúc với tác động của môi trường bên ngoài như tia UV, bụi bẩn… góp phần làm giảm độ bền và vẻ đẹp của xe. Đó là lý do tại sao nhiều chủ xe chọn lớp phủ ceramic như là một giải pháp để bảo vệ sơn xe, giúp duy trì độ bóng và bền vững của lớp sơn trong suốt quá trình sử dụng. Để đạt được hiệu quả bảo vệ tốt nhất, bạn nên lựa chọn đúng lớp phủ ceramic bảo vệ sơn xe phù hợp với tình trạng xe.
Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn lớp phủ ceramic bảo vệ sơn xe
Lớp phủ ceramic có vai trò như một lớp bảo vệ xe khỏi các tác nhân gây hại và duy trì vẻ đẹp của lớp sơn. Tuy nhiên, không phải lớp ceramic nào cũng giống nhau khi có sự khác nhau giữa các loại lớp phủ. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố để có thể lựa chọn được loại ceramic phù hợp với xe nhất.
1. Độ bền và thời gian bảo vệ
Độ bền của lớp phủ ceramic là thời gian bảo vệ hiệu quả nhất của lớp phủ trước khi phải phủ lại. Một lớp phủ ceramic chất lượng tốt có thể bảo vệ sơn xe từ 1 đến 5 năm, tùy thuộc vào sản phẩm, độ dày lớp phủ và điều kiện sử dụng. Các lớp phủ có thời gian bảo vệ dài thường có chi phí cao hơn, nhưng lại là một khoản đầu tư hiệu quả khi muốn bảo vệ xe lâu dài mà không cần phải phủ lại quá thường xuyên.
2. Thông tin về xe
Tùy thuộc vào loại xe và mục đích sử dụng thì sẽ yêu cầu khác nhau về lớp phủ ceramic bảo vệ sơn xe. Một số yếu tố bạn cần phải xem xét trước khi lựa chọn lớp phủ phù hợp cho xe.
- Kích thước của xe: Đây là yếu tố quan trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến lượng lớp phủ cần thiết để phủ toàn bộ bề mặt. Những dòng xe to như xe tải và xe SUV sẽ cần nhiều ceramic hơn các dòng xe nhỏ dẫn đến chi phí và thời gian thực hiện cao hơn so với bình thường.
- Mục đích sử dụng: Mẫu xe thường được sử dụng vào mục đích nào sẽ ảnh hưởng đến mức độ hao mòn mà xe phải chịu. Ví dụ: xe địa hình có thể bị mài mòn do sỏi, đất và mảnh vụn khiến xe dễ bị hư hỏng hơn hay xe hơi lái trong thành phố phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm đô thị như bụi phóng xạ công nghiệp và mưa axit. Điều này dẫn đến các kiểu sử dụng riêng biệt này đòi hỏi lớp phủ gốm được thiết kế riêng có thể chịu được các thách thức cụ thể về môi trường.
Việc tùy chỉnh lớp phủ ceramic dựa trên điều kiện của xe giúp linh hoạt hơn trong việc bảo vệ, kéo dài thời gian và duy trì vẻ ngoài sáng bóng cho lớp sơn xe.
3. Xác định rõ loại sơn xe
Việc hiểu rõ lớp sơn xe giúp bạn lựa chọn lớp phủ phù hợp, đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu và duy trì độ bền lâu dài khi không phải lớp phủ ceramic đều phù hợp với tất cả các loại sơn.
- Sơn mờ (Glossy Paint): Đây là loại sơn phổ biến nhất trên các xe ô tô hiện nay khi có độ bóng cao bề mặt trơn mịn, ít ma sát, giúp bụi bẩn và nước dễ dàng trôi đi. Do đó, lớp phủ ceramic ở dạng lỏng hoặc dạng xịt đều có hiệu quả rất tốt.
- Sơn mờ (Matte Paint): Loại sơn này có đặc điểm là bề mặt không bóng và ít phản chiếu ánh sáng giúp mang lại vẻ ngoài tinh tế, hiện đại và sang trọng. Tuy nhiên, sơn mờ lại rất dễ bị bẩn và khó vệ sinh nên cần có lớp phủ ceramic được thiết kế riêng cho sơn mờ.
- Sơn kim loại (Metallic Paint): Giống như tên gọi, loại sơn này có chứa các hạt kim loại nhỏ giúp tạo ra hiệu ứng ánh kim lấp lánh khi ánh sáng chiếu vào nên được sử dụng phổ biến cho xe thể thao và xe cao cấp. Vì sơn chứa kim loại nên lớp phủ ceramic sẽ khó dính hơn bình thường.
- Sơn nhám (Texture Paint): Dấu hiệu nhận biết của loại sơn là bề mặt sần sùi không đều, với những vết lõm và gồ ghề để tăng tính chịu lực và khả năng chống xước cho xe. Loại sơn này cần phải sử dụng lớp phủ chuyên dụng để có thể bám dính tốt trên bề mặt xe.
- Vật liệu nhựa (Plastic, Vinyl, Carbon Fiber): Nhiều bộ phận trên xe không chỉ được phủ sơn mà còn sử dụng vật liệu khác như ốp xe, cản trước/sau, và các chi tiết trang trí nên cần lớp phủ ceramic riêng biệt.
Tìm hiểu về 4 loại lớp phủ ceramic bảo vệ sơn xe
Hiện nay, lớp phủ ceramic được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô nhờ vào những đặc tính vượt trội trong việc bảo vệ sơn xe. Cùng tìm hiểu một số lớp phổ ceramic phổ biến trên thị trường.
1. Lớp phủ Ceramic Nano
Nhờ sử dụng công nghệ nano mới nhất nên thành phần của lớp phủ ceramic nano là silicon dioxide (SiO2) hoặc silica có kích thước siêu nhỏ. Khi lớp phủ này được áp dụng lên bề mặt sơn, các hạt nano sẽ thẩm thấu sâu vào các lỗ nhỏ trên bề mặt sơn xe, tạo thành một lớp màng bảo vệ cực kỳ chắc chắn và bền bỉ.
Ưu điểm của Ceramic Nano
- Khả năng chống nước: Nước mưa hoặc các chất lỏng khác sẽ không bám vào bề mặt mà dễ dàng trượt đi, giúp chiếc xe luôn khô ráo và sạch sẽ.
- Tăng cường độ bóng và thẩm mỹ: Các hạt nano giúp cho bề mặt xe luôn bóng mịn, hạn chế sự xuất hiện của vết xước nhẹ hoặc dấu vân tay giúp cho xe luôn sáng bóng và giữ cho màu sơn của xe luôn tươi mới.
- Dễ dàng bảo trì và vệ sinh: Khi tiếp xúc với bề mặt, lớp phủ sẽ nhanh chóng bám dính vào sơn giúp giảm sự bám dính của bụi bẩn và nước, khiến cho việc làm sạch xe trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Nhược điểm của Ceramic Nano
- Chi phí cao: Vì áp dụng công nghệ tiên tiến nên lớp phủ này sẽ có giá thành cao hơn so với các loại lớp phủ ceramic thông thường.
- Trình độ chuyên môn cao: Để có được lớp phủ ceramic nano hoàn hảo thì cần phải được thực hiện bởi những người thơ có trình độ chuyên môn cao để lớp phủ đều và không bị lỗi.
2. Lớp phủ Ceramic Graphene
Đây là một loại lớp phủ mới xuất hiện trong ngành công nghiệp ô tô khi kết hợp giữa ceramic và graphene để tạo một lớp bảo vệ cực kỳ bền bỉ và hiệu quả cho bề mặt sơn xe. Graphene là một một vật liệu siêu cứng, siêu nhẹ, có khả năng dẫn điện nhờ vào cấu trúc phân tử hình lục giác. Bằng cách kết hợp với ceramic, graphene đã cải tiến độ bền, khả năng chống xước, chống tia UV và khả năng chống thấm nước cho lớp phủ.
Ưu điểm của Ceramic Graphene
- Khả năng chống xước vượt trội: Graphene là một trong những vật liệu cứng nhất hiện nay. Do đó, lớp phủ này cung cấp khả năng chống trầy xước và va đập cực kỳ hiệu quả.
- Chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường: Sự kết hợp của hai vật liệu trên giúp tăng cường mọi tình năng bảo vệ của lớp phủ Ceramic Graphene.
- Khả năng chịu nhiệt tốt: Graphene nổi tiếng với khả năng chịu nhiệt rất cao nên lớp phủ có thể chịu được các điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt mà không bị hư hỏng hay giảm hiệu quả bảo vệ.
- Độ bền và tuổi thọ cao: Lớp phủ này có thời gian sử dụng cao hơn thông thường khi có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm.
Nhược điểm của Ceramic Graphene
- Chi phí cao: Do sử dụng công nghệ tiến tiến cùng với việc Graphene có giá thành cao góp phần nâng chi phí của lớp phủ lên cao hơn so với bình thường.
- Không phù hợp với mọi loại sơn hoặc bề mặt: Lớp phủ này có thể không tương thích với một số loại sơn hoặc bề mặt nên cần sự tư vấn của chuyên gia để đảm bảo hiệu quả của lớp phủ Ceramic Graphene.
3. Lớp phủ Ceramic dạng xịt PTFE
Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian phủ ceramic lên xe thì đây là lựa chọn hoàn hảo. Lớp phủ dạng xịt này chứa PTFE hay còn gọi là Polytetrafluoroethylene, một hợp chất polymer nổi tiếng với các đặc tính chống ma sát cực kỳ thấp và khả năng chống chịu nhiệt, hóa chất, và môi trường khắc nghiệt.
Ưu điểm của lớp phủ ceramic dạng xịt
- Dễ dàng sử dụng: Nhờ ở dạng xịt mà lớp phủ này dễ dàng bám lên nhiều bề mặt, rút gọn thời gian thực hiện.
- Tính đa dụng: Lớp phủ ceramic dạng xịt có thể được sử dụng trên nhiều loại bề mặt khác nhau như sơn ô tô, cửa sổ, nhựa ngoài trời và các vật liệu khác.
Nhược điểm của lớp phủ ceramic dạng xịt
- Khó bảo trí hoặc sửa chữa: Lớp phủ này khô rất nhanh nên khó có thể bị tác động lại hoặc sửa chữa nếu có lỗi xảy ra.
- Không phù hợp với một số bề mặt: Mặc dù có thể sử dụng trên nhiều bề mắt khác nhau nhưng lớp phủ này rất khó bám vào bề mặt có độ nhám cao hoặc các vật liệu cần độ bám dính cao.
4. Lớp phủ Ceramic dạng xịt SiO
Tương tự như xịt PTFE, lớp phủ ceramic dạng xịt gốc SiO giúp bảo vệ bề mặt sơn khỏi các yếu tố môi trường và kéo dài tuổi thọ của lớp sơn. Lớp phủ chứa SiO2 hay Silicon Dioxide nổi tiếng về khả năng tạo ra lớp bảo vệ kỵ nước mạnh mẽ và tăng cường độ bóng cho sơn xe.
Ưu điểm của Ceramic dạng xịt SiO
- Dễ dàng sử dụng: Sản phẩm có thể xịt trực tiếp lên bề mặt và không cần quá nhiều thao tác phức tạp.
- Khả năng bao phủ tốt: Nhờ vào công thức SiO mà lớp phru này có thể dễ dàng đi vào các khe hở, các vết nứt hoặc các vùng nhỏ hẹp mà các sản phẩm khác khó có thể tiếp cận giúp bảo vệ mọi chi tiết trên xe.
Nhược điểm của Ceramic dạng xịt SiO
- Cần phải bảo trì sau một thời gian: Dù có khả năng bảo vệ tốt, nhưng lớp bảo vệ của lớp phủ không vĩnh viễn mà cần phải tái áp dụng sau một số lần rửa xe.
- Chi phí cao: Do phải xịt lại nhiều lần khiến tổng chi phí tăng cao.